THÀNH PHẦN CẤU TẠO
Nhựa gốc Polyme và bột khoáng cao cấp: 60 - 85%, Các chất phụ gia: 5 - 10%, Nước: 10 - 25%, Hàm lượng các chất VOC: <30g/L
ĐIỀU KIỆN THI CÔNG
Tôn cũ thì cần đảm bảo bề mặt thi công sạch bụi bẩn, dầu mỡ, tạp chất, xả nhám và tẩy sạch các vị trí bị gỉ, để khô tuyệt đối và bắt buộc phải sơn lót 1 lớp sơn lót lên các vị trí đã xử lý gỉ sét, mối nối, bắt vít, mép tôn, nhằm tăng tính chống gỉ bảo vệ lớp sơn phủ.
Tôn mới: xử lý sạch bề mặt, để khô, nên xả nhám các vị trí tiếp giáp, mối nối hoặc mép tôn để tăng độ bám dính cho lớp sơn phủ. Phải sơn lót ở các vị trí mối nối, bắt vít để hạn chế gỉ sét.
Sau khi sơn lót, để khô 6-8 tiếng mới được sơn tiếp sơn chống nóng mái tôn.
HƯỚNG DẪN THI CÔNG
Bước 1: Khuấy kỹ thùng sơn trước khi thi công. Nếu trời nắng hoặc hanh khô hoặc thùng sơn bị đặc có thể pha thêm 5 – 10% nước sạch cho vừa độ đặc tùy theo nhiệt độ, độ ẩm. Khuấy lại cho sơn đồng nhất.
Bước 2: Dùng rulô vải, chổi cọ hoặc máy phun thi công 2 – 3 lớp sơn tiếp sơn chống nóng mái tôn, mỗi lớp cách nhau 3 – 4 giờ. Với bề mặt tôn nên thi công bằng súng phun để đảm bảo kín và đồng nhất bề mặt.
AN TOÀN - BẢO QUẢN
Đậy kín nắp, để nơi khô ráo, thoáng mát, kết hợp với thông gió tốt, cách xa nguồn nhiệt và thiết bị phát lửa, tránh xa tầm tay trẻ em. Đeo găng tay, khẩu trang khi thi công. Không đổ sơn ra môi trường, loại bỏ bao bì sơn đúng nơi quy định.
Sơn chống nóng mái tôn nano là loại sơn hệ nước một thành phần, có khả năng giảm nhiệt, cách âm bề mặt vật liệu dưới tia nắng có hàm lượng tia UV cao.
Khả năng giảm nhiệt, cách âm có được từ việc giảm mức độ bức xạ nhiệt của tia nắng mặt trời. Đầu tiên là tán xạ một phần những tia sáng chiếu thẳng vào bề mặt vật liệu. Ngoài ra, màng sơn có cấu trúc xốp hở bên trong tạo thành một lớp cách nhiệt rất mỏng để giảm thiểu khả năng truyền nhiệt.
Kết quả là màng sơn có thể giúp giảm nhiệt độ bề mặt (tôn hoặc tường) từ 8-25°C tuỳ theo mức độ trời nắng và chiều dày màng sơn.